Kích thước ống thoát nước mưa luôn là câu hỏi không những của gia đình đang xây dựng nhà ở. Mà còn của cả các chủ thầu, thợ thi công điện nước hay cả những kỹ sư thiết kế nhà.
Việc lựa chọn ống thoát nước mưa giành cho gia đình hiện nay được đa số các kỹ sư xây dựng lựa chọn theo quán tính. Tức là ước lượng và cho kích thước chứ không tính toán theo thực tế. Việc nầy có thể dẫn đến đôi lúc không theo ý muốn như:
- Ống thoát nước mưa quá lớn sẽ làm cho mất thẩm mỹ công trình. Hoặc gây nên lãng phí không đáng có;
- Ống thoát nước mưa quá nhỏ sẽ làm cho không thoát hết khi mưa lớn. Gây nên ứ đọng hay nước tạt ngược vào nhà gây nên thấm công trình.
Do đó, lựa chọn ống thoát nước mưa hợp lý chính là yếu tố quan trọng hiện nay. Khi lựa chọn được ống thoát nước mưa đúng sẽ tiết kiệm và mang đến thẩm mỹ cho công trình.
Tính toán kích thước ống thoát nước mưa công trình xây dựng
Việc tính toán ống thoát nước mưa sẽ dựa theo một số các tiêu chuẩn và công thức như sau:
- Căn cứ vào bản vẽ xây dựng, bản vẽ kiến trúc công trình, bản vẽ bố trí đường ống thoát nước. Chúng ta quan tâm đến diện tích mặt hứng nước mưa và cách bố trí đường ống, phễu thu.
- Tham khảo TCXD 5641-1991: Bể chứa bằng bê tông cốt thép. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- Tham khảo TCXDVN 51:1984 Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tham khảo TC 20 TCN-54-84 Việc tính toán thủy lực thoát nước công trình.
- Nước mưa được thu gom và cho chuyển thẳng ra cống chính hoặc đến trạm xử lý nước thảy tập trung của khu dân cư.
Ví dụ: Tính toán thoát nước mưa cho tòa nhà có các thông tin như sau:
Tòa nhà ở Hà Nội, có Diện tích sân thượng: 2500 m2, diện tích phần phụ trợ còn lại là 400 m2
Khi đó:
- Tra trong TCXDVN 51:1984 Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế ta xác định được cường độ mưa tại Hà Nội như sau: q5 = 484.6 l/s.ha
- Công thức tính toán lượng mưa:
Qm= (K x F x q5)/10000 = (2 x (25000+200) x 484.6)/10000 = 289 l/s .
Bố trí ống thoát trên tầng, mặt bằng bố trì 32 ống thoát nước, tương đương với 32 cầu chắn rác.
- Lưu lượng thoát nước trên mỗi cầu chắn: 187/32 = 9 l/s.
Tra trong bảng 9 TCVN 4474 – 1987 chọn ống DN100 vì có lưu lượng thoát nước tối đa 12 l/s
–> Lưu lượng thoát nước của mỗi cầu chắn rác trên mái (33 ống, 33 cầu chắn rác) => 289/33 ~ 9 l/s.
Do đó, chọn đường ống có kích thước đường kính 100mm.
Lựa chọn kích thước ống thoát nước mưa phù hợp với công trình.
Phần trên là cách tính, lựa chọn ống thoát nước mưa cho công trình. Chúng tôi đề cập để khách hàng có thể hiểu được toàn bộ. Nhưng trong thực tế, rất ít trường hợp làm như vậy.
Đối với các công trình dân dụng như: nhà ở, công sở, nhà máy, phân xường thường lựa chọn ống thoát nước mưa theo kinh nghiệm.
Đối với bố trí ống thoát nước mưa âm tường:
- Đối với nhà ở dân dụng thường sử dụng ống Ø60, bố trí 4 ống đối với nhà có diện tích 100m2 trở xuống. Đối với nhà có diện tích lớn hơn 100 m2 thì sử dụng 6 ống hoặc nhiều hơn.
- Đối với nhà xưởng của công ty, xí nghiệp có thể sử dụng ống Ø90mm, tùy vào diện tích mặt bằng có thể bố trí số lượng ống thoát cho hợp lý.
Số lượng ống có thể được lựa chọn theo diện tích như sau:
- Diện tích mái 50 – 70m2 có thể sử dụng ống Ø 81mm
- Diện tích mái 70 – 100m2 sử dụng ống thoát nước Ø94mm
- Diện tích mái 100 – 150m2 sử dụng ống thoát nước Ø108mm
- Diện tích mái 150 – 200m2 sử dụng ống thoát nước Ø135mm
- Diện tích mái 200 – 300m2 sử dụng ống thoát nước Ø162mm
Phương pháp lắp đặt ống thoát nước mưa.
- Lắp đặt ống thoát nước mưa cũng như tính toán kích thước và số lượng ống thoát, yêu cầu phải thoát được nhanh nhất và tốt nhất. Tránh tình trạng đọng nước trên mái.
- Một bộ phận được thiết kế để chứa tạm cũng như liên kết ống thoát nước mưa đó chính là sê nô. Hay nói cách khác Sê nô chính là máng hứng nước mưa của mái nhà.
- Sê nô được thiết kế dưới viền mái thu nước mưa, khi đó nước mưa sẽ chảy từ mái xuống sê nô và từ sê nô sẽ chảy về phễu thu (yêu cầu độ dốc từ 1 – 2%), trên phễu thu có các rọ chắn rác. Sau đó, tất cả nước mưa sau khi lọc rác sẽ chảy xuống ống đứng.
- Đối với công trình mái bằng, mái ngói có lưu lượng nước mưa lớn có thể làm bằng bê tông cốt thép.
- Đối với công trình có lưu lượng thoát nước mưa nhỏ có thể bố trí mướng bằng thép.
Những yêu cầu trong quá trình lắp đặt ống thoát nước mưa
Khi lắp đặt ống thoát nước mưa, đặc biệt đối với các nhà ở dân dụng thì đa số được lắp theo hướng thẳng đứng. Khi lắp đặt cần chú ý một số điểm như sau:
- Tùy vào diện tích thu nước mưa, sân thượng mà bố trí số lượng ống thoát khác nhau. Đối với nhà ống >100 m2 cần lắp đặt 6 ống thoát, được phân bố cho 4 góc 4 ống và 2 ống ở giữa.
- Tùy vào công trình mà mái hứng nước là sê nô được thiết kế dạng bê tông hoặc bằng tôn. Yêu cầu độ dốc của sê nô là 2% để đạt được hiệu quả thoát tốt nhất.
- Nối giữa sê nô và ống là các lỗ thu, trên lỗ thu có thiết kế cầu chắn rác nhằm tránh rác hữu cơ vào đường ống.
- Khi lắp đặt đường ống cần chống thấm bằng keo tại điểm tiếp giáp giữa ống thoát và sê nô.
Thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống thoát nước mưa cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc cũng như yêu cầu kỹ thuật. Đối với nhà không có bảng vẽ thiết kế thì người thi công cần phải am hiểu vấn đề đó. Đối với các công trình được thiết kế chuyên nghiệp thì kỹ sư hay kiến trúc sư cần phải tính toán đúng, chính xác nhằm mang lại hiệu quả thoát nước công trình như mong muốn.
Phân bố ống thoát nước mưa trong sê nô như sau:
- Độ dài cung 0,16 m có thể thoát nước cho 10m2 diện tích mái.
- Độ dài cung 0,25 m có thể thoát nước cho 50m2 diện tích mái.
- Độ dài cung 0,33 m có thể thoát nước cho 100m2 diện tích mái.
Cấu tạo chi tiết hệ thống thoát nước mưa như: sênô, phễu thu, ống đứng
Là ba bộ phận không thể tách rời của hệ thống thoát nước mưa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cấu tạo của các bộ phận hợp thành như sau:
Sê nô
- Đối với công trình nhà ở, nhà thương mại, cao ốc: Được cấu tạo từ bê tông cốt thép được lắp ghép hình chữ U hoặc bê tông cốt phét toàn khối.
- Đối với công trình công nghiệp, nhà xưởng, nhà tiền chế: được cấu tạo bằng thép, dập hình chữ U;
- Sê nô phải đảm bảo được chiều sâu tối thiểu là 200mm. Và chiều rộng tối thiểu là 200mm, có độ dốc từ 1 – 2% về phía phễu thu.
- Sê nô là bộ phận không thể thiếu của hệ thống thoát nước mưa. Có tác dụng chứa tạm và thoát nước cho toàn bộ lượng nước phát sinh.
Phễu thu, cầu chắn rác
- Phễu thu là bộ phận đầu tiên của hệ thống đường ống thoát nước mưa, cần bố trí phễu thu thuận lợi nhằm thoát toàn bộ lượng nước nhanh chóng nhất cũng như tăng thẩm mỹ của công trình.
- Cầu chắn rác: có cấu tạo lưới hình tròn, nhằm chắn toàn bộ lượng rác phát sinh trên sê nô có thể là lá cây, rác.. nhằm ngăn chặn tất cả lượng rác phát sinh nầy, không cho vào đường ống cũng như hạn chế tắc nghẽn đường ống.
- Sê nô – cầu chắn rác – phễu thu là dãy liên tục các bộ phận của hệ thống thoát nước.
Ống đứng:
- Là đoạn ống thẳng, nối phễu thu xuống đất. Chọn kích thước đường ống dựa vào lượng nước phát sinh trên mái và số lượng ống thoát nước được bố trí trong công trình.
- Thông thường 100 m2 thường bố trí 4 ống thoát nước ở góc hoặc 6 ống bố trí đều 4 góc và 2 ống chính giữa. Tuy nhiên có thể bố trí tăng hoặc giảm số lượng ống nhằm tạo nên hiệu quả thoát nước cũng như tăng thẩm mỹ của công trình xây dựng.
- Chất liệu của ống đứng thường được sử dụng ống PVC có độ dày cao nhằm duy trì khả năng thoát nước và độ bền thoát nước theo thời gian.
Việc thi công lắp đặt hệ thống ống thoát nước mưa cần phải tuân thủ đúng bản bản thiết kế. Và các yêu cầu kĩ thuật về kích thước, lắp đặt sê nô và phẽo chắn rác. Nếu bạn là một kiến trúc sư có tầm hiểu biết chuyên sâu trong ngành xây dựng chắc chắn bạn sẻ biết rằng đâu là yếu tố cần thiết và nhấn mạnh. Chính vì thế đây sẻ là thông tin bổ sung kiến thức bạn còn thiếu.