Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nan giải mang tính toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới đang phải đau đầu khi ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và diễn biến phức tạp. Và nhân loại đã và đang phải đối diện với nhiều hậu quả khôn lường mà ôn nhiễm môi trường để lại.
Các hệ lụy phát sinh mà ô nhiễm môi trường để lại như: thủng tầng ozone băng ở hai đầu cực tan chảy, nhiệt độ không khí tăng cao, xâm nhập mặn ở nhiều nơi, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu,…
Vậy bạn có hiểu ô nhiễm môi trường là gì không? Những loại ô nhiễm môi trường và hậu quả mà nó để lại? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường được định nghĩa là sự biến đổi các tính chất sinh – lý – hóa của môi trường. Sự biến đổi ấy đã gây ảnh hưởng xấu nặng nề đến hệ sinh thái, môi trường sống của con người, động vật.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường có rất nhiều, tuy nhiên chúng ta sẽ sắp xếp chúng vào hai loại chính:
Do thiên nhiên
- Các nguyên nhân gây gián tiếp các vấn đề về ô nhiễm môi trường như: Động đất, sóng thần, Vòi rồng, Bão lũ… sự biến động ở trong lòng đất, thay đổi cấu trúc..Các biên đổi đó phần nào góp phần gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên nó không đáng kể
Do nhân tạo
Các hoạt động sản xuất và sinh sống của con người đã dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng. Và đây là nguyên nhân chủ yếu cũng như chiếm nhiều nhất.
Ô nhiễm môi trường được biểu hiện như nào?
Việc môi trường bị ô nhiễm chúng không được biểu hiện ngay tức khắc. Nhưng nó phải qua nhiều quá trình biến đổi theo thời gian mới có thể nhận biết chính xác. Chúng sẽ được thể hiện qua nhiều hiện tượng môi trường và tác động tiêu cực đến nhân loại trên diện rộng, cụ thể như:
- Góp phần gây thủng tầng ozon, làm các tia độc hại từ Mặt Trời dễ dàng đến với toàn sinh vật và nhân loại trên Trái Đất
- Thể hiện qua các thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, bão, vòi rồng,…
- Trái đất nóng lên, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính
- Nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên
- Tình trạng sạt lở đất, lũ lụt xảy ra ở ven biển, ven sông, ven suối
- Sâu bệnh ngày càng khó điều trị
- Nguồn nước sạch cạn kiệt, lượng nước độc hại tăng lên
- Đất đai khô cằn, hạn hán
- Môi trường ô nhiễm dễ dàng thuận tiện vi sinh vật, mầm mống bệnh tật sinh sôi phát triển.
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta.
- Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực đến nhân loại từ từ và trên phạm vi rộng. Đặc biệt những năm gần đây, điều này đã xuất hiện tại Việt Nam.
- Trong các năm gần đây, các cơ quan báo chí, truyền thông đã cho biết chỉ số AQI (chỉ số đo lường chất lượng không khí) ở nước ta đang có ở mức thấp (màu vàng, màu cam). Ở các thành phố lớn như TP Hà Nội và TP HCM thì chỉ số này không phải màu vàng, cam như thống kê mà chúng đã chuyển sang màu đỏ và tím, tức là đang ở mức nguy hiểm. Đặc biệt đã có sự xuất của các loại hạt bụi siêu mịn với kích thước siêu nhỏ đã xuất hiện tại đây.
- Các chỉ số đã nói cho ta biết tình trạng ô nhiễm không khí ở nước ta hiện đang ở mức trầm trọng và báo động, gây nguy hiểm đến con người, yêu cầu người dân hạn chế ra đường.
- Qua đó ta cũng có thể rút ra được, lượng nhà máy xí nghiệp ngày càng mọc lên nhiều. Nhưng vẫn chưa song song với các vấn đề về môi trường, sự xử lí khí thải, lọc khí thải trước khi thải ra môi trường vẫn chưa được làm đạt chuẩn, triệt để.
Sự đô thị hóa ở nước ta ngày càng tăng, nhưng không đi kèm với việc xử lí rác thải
- Phương pháp xử lý rác thải, nước thải, khí thải vẫn chưa được quản lí, kiểm soát chặt chẽ. Theo số liệu thống kê, cứ trong khoảng gần 200 khu công nghiệp, khu chế xuất thì có hơn 60% trong đó chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Việc xử lí, thu gom chất thải vẫn chưa được kiểm soát. Các hệ thống xử lí còn lạc hậu, chưa đươc tiên tiến, nâng cấp. Có khoảng 60 -70%, chất thải nguy hại chưa được quan tâm đúng mức. Chưa kể, các phương pháp xử lý chất thải đều đa phần theo phương pháp chôn lấp và đốt. Việc này đã góp phần gây ô nhiễm môi trường đất và không khí trầm trọng.
- Ô nhiễm môi trường còn bắt nguồn từ các hành vi thiếu ý thức như: vứt rác rác vừa bãi không đúng nơi quy định. Không phân loại rác tại nguồn, sử dụng chất thải nhựa quá nhiều. Xả quá nhiều rác vào nguồn nước, lợi dụng dòng nước để vứt rác hoặc xả nước xuống sông.
Ô nhiễm môi trường xuất phát từ nông nghiệp
- Thực vật trong quá trình phát triển nếu sử dụng nguồn nước bẩn sẽ bị thay đổi tính chất và dần chết đi. Tài nguyên đất thì ngày càng bạc màu, không thể canh tác, mất khả năng kinh tế. Hiện tượng hạn hán khiến con người không thể canh tác, đồng nghĩa hàng ngàn héc ta cây trồng, hoa màu sẽ chịu cảnh chết khô do thiếu nước.
Dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn
- Sự xuất hiện của nhiều loại cúm A H5N1, cúm A H1N1, các SAR CoV 1, SARCoV 2 đã gây phiền toái cho quá trình sống của con người trên diện rộng.
- Các hiện tượng cháy rừng, lũ lụt, bão,… và những thiên tai khác ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Mạch nước ngầm tại các hang động, nguồn nước sạch dần cạn kiệt… Đặc biệt, các trận cháy rừng thường xảy ra trên diện rộng, khó dập. Điều đó dễ dàng làm thay đổi xấu đi các tính chất của đất, thay đổi hệ sinh thái ở mức nghiêm trọng.
Các loại ô nhiễm môi trường thông dụng ở điều kiện Việt Nam hiện nay?
- Việt Nam trong những năm gần đây phát triển nhiều về mặt kinh tế, công nghệ, xã hội. Tuy thế sự phát triển ấy lại không thể đi cùng với việc bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số loại ô nhiễm môi trường hiện có:
Ô nhiễm không khí:
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí hầu hết do các khí độc hại làm biến đổi thành phần không khí. Các sản phẩm khí độc hại này đến từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhà máy,… Ngoài ra phương tiện giao thông thải ra loạt khói đen, bụi cùng các thành phần độc hại khác tạo ra nhiều mùi hôi khó chịu.
- Nguồn ô nhiễm không khí là do: cơ sở sản xuất công nghiệp, xe máy, ô tô, máy phát điện, các loại lò đốt, nhà máy nhiệt điện, bãi chôn lấp rác thải.
Ô nhiễm nguồn nước:
- Tình trạng nguồn nước của chúng ta những năm gây đây bị nhiễm bẩn nặng nề, thiếu nguồn nước sạch cho con người. Tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhà hàng, khách sạn, công ty… chưa xây dựng hệ thống xử lí nước đạt chuẩn nhưng đã thải ra bên ngoài môi trường.
- Sự thiếu ý thức của người dân cũng góp phần làm tăng thêm quá trình ô nhiễm như các hành vi: vứt rác bừa bãi, thải rác nhựa ao hồ,… Hay những Các hoạt động đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển cũng góp phần gây ô nhiễm nước nặng nề.
- Đặc biệt nhiều tổ chức, cá nhân đánh bắt cá đã sử dụng thuốc nổ, các loại hóa chất độc hại nhằm lợi nhuận và ham muốn nhiều lượng thủy sản. Việc này làm biến đổi hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường nước nặng nề.
Ô nhiễm đất
- Ô nhiễm đất là hệ quả của ô nhiễm nguồn nước. Chúng có liên quan mật thiết với nhau. Các hợp chất độc hại có trong nguồn nước sẽ làm thay đổi tính chất của đất. Hoặc một số trường hợp, các hóa chất độc hại ngấm vào đất và đến nguồn nước ngầm. Dù vậy cả hai trường hợp đều gây hại cho đất, gây mất khả năng canh tác của đất.
- Một số khu vực do thay đổi mực nước biển mà xảy ra tình trạng nhiễm mặn.
- Việc ô nhiễm đất sẽ gây ra tình trạng khó có thể canh tác, đất mất khả năng kinh tế, hoang hóa đất, sa mạc hóa, đất bạc màu…
Ô nhiễm tiếng ồn
Vấn đề ô nhiễm này hầu hết bắt nguồn từ con người. Gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến đời sống, đặc biệt là tâm lý và sức khỏe của mọi người… Ô nhiễm này không xảy ra ở mọi khu vực, nhưng đa phần là ở những nơi như:
- Khu đô thị
- Nơi có nhà máy, xí nghiệp
- Phương tiện giao thông
- Nơi đang có lễ hội, khu vui chơi bật nhạc lớn,…
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Như tôi đã nói ở phía trên, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có 2 nguyên nhân là do con người và do tự nhiên. Nhưng hầu hết mức độ ô nhiễm môi trường trở lên trầm trọng trong những thập kỉ gần đây đều do sự phát triển của con người gây ra. Vì vậy ở mục này, chúng ta sẽ nói những việc làm nào của con người gây ra ô nhiêm môi trường:
Do các hoạt động sản xuất (từ công nghiệp, nhà máy,…)
Là một nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề này. Các doanh nghiệp mọc lên càng nhiều và họ thường chú trọng đến sản xuất, kinh doanh. Song đã lơ là các vấn đề bảo vệ môi trường. Cơ bản, việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc công tác bảo vệ môi trường rất tốn chi phí, làm giảm lợi nhuận. Cho nên một số doanh nghiệp vì bảo vệ lợi nhuận họ đã xả thải mà không qua xử lí
Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp dù có hệ thống xử lý nhưng lại vô cùng sơ sài, kém tiên tiến. Khi xử lí thì không đạt chuẩn, vẫn còn nhiều chất độc hại có trong nước.
Ý thức của người dân còn hạn chế về vấn đề môi trường
- Xả trực tiếp nước thải sinh hoạt ra ngoài môi trường mà không thông qua hệ thống xử lí chất thải chung. Góp phần gây ô nhiễm môi trường nặng nề;
- Xả rác thải không đúng nơi quy định, xả thải bừa bãi, không biết phân loại rác tại nguồn. Điều này làm tăng chi phi cho quá trình xử lý, chôn lấp, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Việc đốt rác, rơm rạ không đúng quy trình kỹ thuật gây ô nhiễm bầu không khí.
- Xử lý xác động vật cũng như các loại xác không đúng quy định, chôn lấp, khử khuẩn không đúng quy trình.
- Phá rừng làm rẫy, khai thác quá mức tài nguyên, điều này càng làm tăng lượng khí độc trong bầu khí quyển.
- Không tái chế rác thải cũng như phân loại rác tại nguồn.
Sự lỏng lẻo trong việc quản lý của các cơ quan chức năng về vấn đề môi trường
- Chế tài xử lý tội phạm về môi trường chưa tương ứng với quy mô tội phạm;
- Chưa răn đen hoặc dùng các biện pháp mạnh ở các doanh nghiệp vi phạm các vấn đề về môi trường
Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
- Nâng cao ý thức toàn dân, tuyên truyền về vấn đề môi trường. Thực hiện các chương trình phân loại rác thải tại nguồn, ngày chủ nhật – xanh – sạch – đẹp;
- Giáo dục trẻ con từ nhỏ về các hành động nhỏ nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức về các chương trình bảo vệ môi trường, tái chế chất thải.
- Tổ chức các sự kiện, phong trào về bảo vệ môi trường như dọn dẹp rác thải tại các bờ biển, quanh khu trường học, dân cư,… Tổ chức các cuộc thi sáng tạo tái chế rác thải.
- Hướng sự phát triển của các doanh nghiệp phải song song với bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh, đạt chuẩn. Luôn kiểm tra và bảo trì phòng trừ sự cố kịp thời. Hạn chế các thành phần hóa chất độc hại cồn tồn đọng trong nước.
- Tăng chế tài, pháp lý về các tình trạng ô nhiễm môi trường. Cần xử lí nghiêm minh và tăng mức phạt cho các tổ chức, cá nhân phá hoại môi trường
Đó chính là các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên cũng như tạo nên môi trường xanh – sạch – đẹp hơn mà Công ty Hiệp Lợi Envico Đà Nẵng gửi đến khách hàng.