Bố trí thép sàn luôn là yêu cầu hàng đầu đối với bất cứ công trình nào. Cho dù là nhà ở dân dụng hay công nghiệp. Vì đây là phần chịu lực chính, trực tiếp đối với toàn bộ sàn nhà.
- Đối với công trình nhà dân dụng thì hệ thống thép sàn sẽ được đỡ bởi hệ thống dầm. Dầm sau đó truyền tải lên toàn bộ hệ thống cột. Và cột sẽ truyền tải trọng xuống dầm móng và truyền trực tiếp xuống đất.
- Nhằm đảm bảo chất lượng công trình đặc biệt là chất lượng của sàn thì việc bố trí thép sàn. Cần phải được tính toán kỹ trong quá trình thiết kế, giám sát tốt trong quá trình thi công.
Trong bài viết nầy, thì chúng tôi sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về bố trí thép sàn. Khách hàng có thể tham khảo các thông tin sau:
Sự cần thiết của sàn nhà trong công trình xây dựng.
Sàn nhà là bộ phận giúp phân không gian của ngôi nhà thành nhiều tầng khác nhau.
- Sàn nhà cùng với hệ thống cột tường giúp cho ngôi nhà tăng thêm diện tích sinh hoạt. Đặc biệt, trong thời buổi đất chật, người đông như hiện nay.
- Sàn nhà có vai trò quan trọng trong việc đỡ toàn bộ không gian xây dựng. Trong sàn nhà có các dầm có tác dụng giằng dữ cũng như liên kết các cột với nhau. Do đó, sàn – dầm – cột sẽ tạo nên một thể thống nhất nhằm đảm bảo tính ổn định của toàn bộ ngôi nhà.
- Sàn nhà chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau như: trọng lực của chính bản thân nó. Trọng lực của hệ thống cột, tường năm phía trên, chịu tác động của con người, đồ dùng..Mà đối với sàn nhà thì phần xương sống đó chính là thép sàn. Do đó, khi bố trí thép sàn cần phải lưu ý cẩn thận, đúng với yêu cầu thiết kế để không bị nứt, gãy nặng hơn nữa là gây sập, phá vỡ kết cấu của toàn bộ công trình.
Ngoài khả năng nâng đỡ toàn bộ kết cấu thì sàn nhà còn có khả năng cách âm, cách nhiệt giữa các tầng với nhau.
- Do đó, sẽ tạo nên tính riêng tư, thoài mái cho sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nhằm đảm bảo các yếu tố riêng tư cần phải thi công đúng theo thiết kế cũng như giám sát đạt theo yêu cầu ban đầu.
- Có ưu điểm chống cháy cao: được làm bằng bê tông với khung là cốt thép. Nên có khả năng chống cháy, chịu được nhiệt độ cao mà không thay đổi, biến dạng kết cấu của công trình.
- Chống thấm, chống ăn mòn tốt: đây là ưu điểm của sàn nhà bằng bê tông. Sẽ không có bất cứ côn trùng nào có thể phá hủy kết cấu sàn nhà. Ngoài ra, sàn nhà còn có khả năng chống ăn mòn hóa chất cực kỳ tốt.
>> Clip Hướng Dẫn Thi Công Thực Tế – Chân Thực và Chuẩn Nhất
Phương pháp trí thép sàn nhà dân dụng
Sàn bê tông cốt thép là bột thể liền khối, được bố trí sắt thép theo kết cấu đã được định sẵn. Tiến hành đổ bê tông bao bọc lên toàn bộ bên ngoài phần kết cấu trên. Do đó, sàn bê tông cốt thép đạt được độ ổn định cực kỳ cao, tuổi thọ cao. Do đó, đây là phương pháp tối ưu trong xây dựng nhà ở hiện nay cho dù là công trình dân dụng hoặc công trình cao tầng. Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp thi công sàn bê tông thì quá trình thi công phức tạp, kéo dài cũng như chi phí tốn kém.
Đối với nhà dân dụng thông thường sẽ bố trí thép sàn thành 2 lớp: lớp dưới sẽ chụi lưc mô men âm, lớp trên chịu lực mô men dương.
Bố trí thép lớp dưới
- Thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn là thép áp lực. Thép phân bố được bố trí vuông góc với thép thép chịu áp lực dọc theo phương cạnh dài.
- Thép lớp dưới sau khi đan xong, buộc dây và tiến hành kê bằng con kê và thi công đổ bê tông cho sàn.
- Thép chân chó được bố trí phân cách ở giữa thép sàn 2 lớp nhằm đảm bảo chiều cao làm việc của sàn.
Lựa chọn thép sàn:
- Đối với sàn nhà dân dụng thông thường thì lựa chọn đường kính thép trong sàn sẽ bằng 1/10 so với độ dày của sàn. Ví dụ như: đối với sàn có chiều dày 10 cm thì đường kính thép sàn sẽ là 10mm. Đối với sàn có độ dày 15 cm thì dùng sắt có đường kính là 15mm.
- Lựa chọn thép sàn hợp lý để đảm bảo yêu cầu chịu lực cũng như hạn chế rạn nứt trong quá trình sử dụng.
Các bước trong quá trình bố trí thép sàn trong thực tế:
Bước 1:
Chúng ta đan thép lớp dưới trước sau khi đã bố trí xong thép tất cả các dầm. Đầu tiên cần bố trí thép lớp dưới trước. Thép chịu lực sẽ được đặt theo cạnh ngăn và thép phân bổ sẽ bố trí dọc theo chiều vuông góc với thép chịu lực. Chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống đáy thép.
Bước 2:
Tiếp theo chúng ta bố trí thép gối chịu lực momen âm. Chiều dài neo của théo gối bắt đầu được tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của dầm và theo theo quy đinh.
Bước 3:
Bố trí thép cấu tạo để giữ khung đã định hình sẵn, thông thường người ta sử dụng thép Ø8 A200.
Bước 4:
Sử dụng cục kê bằng bê tông hay đá hoa cương nhằm mục đích khi thi công bê tông tạo xung quanh thép sàn lớp bảo vệ. Thông thường cục kê có độ dày từ 2,5 đến 3 cm, bố trí số lượng đối với sàn hoặc dầm là 4 – 5 viên/m2, đối với cột thì từ 5 – 6 viên/m2
Bước 5:
Tại vị trí 2 thép gối chống lê nhau cần phải buộc lại. Ở giai đoạn nầy thì thép phương ngắn sẽ được chồng lên trên.
Bước 6:
Sử dụng thép mũ thông thường sử dụng thép Ø8 nhưng chúng tôi khuyên khách hàng khi sử dụng bê tông máy phun thì sử dụng Ø8 còn đối với đổ bê tông bằng nhân công thì nên sử dụng thép Ø10 để tránh tình trạng khi nhiều người đỏ bê tông sẽ giẫm lên làm mất chiều cao cũng như giảm tác dụng.
Cách bố trí thép sàn nhà ở hiện nay:
Bố trí thép sàn sao cho đúng hiện nay được rất nhiều người quan tâm kể cả những người có chuyên môn. Phương pháp bố trí thép sàn toàn khối luôn được ứng dụng nhiều vì đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng công trình.
Hiện nay có 2 cách bố trí thép sàn như sau:
Bố trí thép sàn 1 phương:
- Do sàn chỉ được uốn theo phương hoặc chịu lực uốn theo 2 phương nhưng chịu uốn nhưng lực tác dụng đa số theo 1 phương còn phương còn lại lực uốn không đáng kể. Đối với trường hợp nầy thì liên kết với dầm sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 2 cạnh đối diện.
Bố trí thép sàn 2 phương:
- Đối với bố trí thép sàn 2 phương khi cả 2 phương đều chịu lực uốn rất nhỏ. Các bố trí thép của phương pháp nầy cũng tương tự như phương pháp bố trí thép sàn 1 phương nhưng liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng 2 cạnh đối diện.
- Theo cách bố trí này, có thể kê tường hoặc đổ liền khối cùng với dầm. Và với cách này thì các liên kết với dầm nhỏ hơn hoặc bằng 2 cạnh đối diện.
Một số điều cần chú ý khi thi công bố trí thép sàn:
Xác định chính xác nội lực của sàn để tìm cách bố trí thép sàn phù hợp. Từ đó, lựa chọn cách bố trí thép sàn 1 phương hay thép sàn 2 phương.
Khi thiết kế, cần phải áp dụng một số phần mềm dùng cho tính kết cấu công trình như: Safe, Etabs nhằm phân tích nội lực ở những phần kết cấu phức tạp. Sau đó, tính toán kiểm tra toàn bộ nội lực tác dụng của nhà chuẩn nhất.
Đó chính là hướng dẫn thiết kế, thi công tốt nhất. Bạn là chủ công trình đang dự định xây dựng cho mình ngôi nhà thì nên tìm hiểu để có thể giám sát được toàn bộ hoạt động xây dựng tránh tình trạng thợ làm không đúng, ẩu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.