Bụi mịn Pm2.5 được nhắc đến như một loại khí gây ô nhiễm môi trường bên cạnh CO2, CO,… Hiện nay, tình trạng xuất hiện loại khí này ngày càng nhiều, nhất là những nơi thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hiện đang ở mức báo động. Vậy Bụi mịn Pm2.5 là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Hiện này, Việt Nam ta ngày càng phát triển về nhiều mặt (kinh tế, xã hội,…), kéo theo đó các khí thải công nghiệp ngày càng trở nên nhiều trong bầu khí quyển. Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng không thể tránh khỏi.
Theo IQAir cho biết: vào ngày 28-4-2020. Hà Nội đã ở vị trí thứ nhất về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới. Còn Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang ở thứ 7. Việt Nam nằm trong top 15 nước ô nhiễm không khí nhất thế giới.
Nói đến đây, bạn đã thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức báo động như nào. Đặc biệt tình trạng này xuất hiện theo các hạt bụi PM2.5 và PM10 với kích thước siêu nhỏ cũng nằm trong các mà bạn không thể thấy. Vậy bạn hiểu gì về hai loại bụi mịn trên ?
Khái niệm bụi mịn. Pm2.5 là gì? Bụi mịn pm2.5 là gì?
Bụi là từ dùng để chỉ một hỗn hợp, trong đó bao gồm các hạt vô cơ và hữu cơ ở hai dạng lỏng hoặc rắn. Kích thước của chúng rất nhỏ. Chúng thường tồn tại lơ lửng trong không khí.
Bụi và các hỗn hợp của nó có tên quốc tế chúng là Particulate Matter, ký hiệu PM.
Bụi có kích thước rất nhỏ. Mắt người có thể nhìn thấy được hoặc không. Dưới đây là một số loại bụi phổ biến và kích thước của chúng
Tên bụi mịn | Kích thước |
PM10 | 2.5 đến 10 μm |
PM2.5 | nhỏ hơn 2.5 μm |
PM1.0 | 1µm |
Bụi nano PM0.1 | dưới 0.1 µm |
Trong đó, đơn vị của chúng là micromet (μm). Loại PM1.0 và Nano là hai loại bụi siêu mịn.
Nhưng hai loại bụi PM2.5 và PM10 chính là hai loại bụi dần xuất hiện nhiều nhất và gây nguy hiểm đến con người. Hiện nay hàm lượng của chúng có trong không khí dần đang ở mức báo động.
Nguyên nhân bụi mịn xuất hiện
Hầu hết, các loại bụi mịn hình thành từ sản phẩm của các trận bão cát, bụi sa mạc, khói núi lửa,… nhưng đây là nguyên nhân rất nhỏ.
Nguyên nhân chính và chiếm nhiều nhất là đến từ các hoạt động của con người. Những hành động như đốt than củi, nhiên liệu hóa thạch, các khí thải của các phương tiện giao thông. Đặc biệt. các loại xe cơ giới chạy bằng dầu diesel thải hàm lượng bụi mịn nhiều nhất.
Nguy hiểm hơn, những năm trở gần đây. Việt Nam đã bắt đầu có sự có mặt của các loại bụi siêu mịn như PM1.0, PM0.1. Thường xuất hiện ở những lúc có nhiệt độ thấp hoặc không khí khô.
Bụi mịn pm2.5 và pm10 có hại như nào?
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi các loại bụi mịn PM2.5 còn nhỏ hơn đường kính của tóc con người 30 lần. Vì thế bụi mịn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người và động vật tác động gây tiêu cực đến sức khỏe con người.
- Các loại bụi mịn PM2.5 và PM10 rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp. Làm ảnh hưởng đến cơ thể con người, gây nhiều vấn đề về bệnh tim, đột quỵ,…
- Khi con người sống trong không khí đầy bụi mịn lâu dài, phổi sẽ bị giảm chức năng, viêm phế quản mãn tính và tỉ lệ tử vong tăng.
- Khi hàm lượng các loại bụi mịn PM2.5 hay PM10 tăng lên sẽ làm cho bầu không khí bị mờ như sương mù, giảm tầm nhìn gây cản trở giao thông.
- Bụi PM2.5 cũng là một nguyên nhân của căn bệnh nhiễm độc máu. Máu khó đông sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tuần hoàn. Gây hại đến hệ thần kinh, làm suy nhược và gây ra các bệnh tim mạch.
Tác hại của bụi mịn pm2.5 đối với trẻ nhỏ
- Bụi mịn gây nhiễm độc máu ở nhau thai, trẻ sinh ra bị ít cân, tăng khả năng bị suy nhược thần kinh và tự kỷ. Theo các chuyên gia của Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, trẻ em sinh sống ở bầu không khí có mức độ bụi mịn cao sẽ khó phát triển chiều cao toàn diện . Tăng khả năng mắc bệnh hô hấp cao so với người bình thường, các loại hạt bụi mịn chứa nhiều kim loại nặng gây ra các bệnh ung thư, còn có thể tác động đến DNA và gây ra đột biến gen.
Theo nghiên cứu và thống kê, các loại bụi mịn PM2.5 tăng khoảng 10μg/m3 mỗi năm. Điều đó cũng song song với việc số bệnh nhân bị các vấn đề về ô nhiễm không khí, nhiễm độc bụi mịn cũng tăng. Ước tính rằng trên thế giới có đến 4,3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, đặc biệt là nhiễm bụi mịn PM2.5 và PM10.
Làm thế nào để ngăn tình trạng tăng mức độ bụi mịn pm2.5?
Trước tình trạng ô nhiễm không khí nói chung hay ô nhiễm bụi mịn nói riêng đang ở mức báo động và gây nguy hiểm đến con người. Chúng ta không thể làm ngơ, nên liệt kê một số biện pháp và cùng thực hiện nhằm giảm tối thiểu nguồn phát thải ra bụi mịn như:
- Dùng các phương tiện giao thông và nhiên liệu thân thiện với môi trường.
- Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người về việc bảo vệ môi trường không khí. Tích cực trồng rừng, cây xanh trong cộng đồng để giảm tình trạng khí độc trong bầu khí quyển
- Không nên sống ở những nơi có bầu khí quyển ô nhiễm và mang khẩu trang lọc bụi chuyên dụng khi ra đường. Nên sử dụng các máy lọc không khí, đồ công nghệ lọc bụi ở nơi sinh sống và làm việc.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng ăn uống sao cho tốt, ăn nhiều trái cây giàu vitamin để nâng cao hệ miễn dịch tốt cho sức khỏe. Điều đó sẽ giúp chúng ta hình thành và duy trì lớp niêm mạc chống lại tổn thương tế bào. Đồng thời phải cung cấp oxy cho tế bào. Song song cũng phải tập thể dục, nâng cao sức đề kháng.
- Phải giữ sạch sẽ mũi xoang để mũi của mình luôn tự duy trì khả năng lọc bụi tốt nhất.
Nguồn https://huthamcauthongcongnghet.net/