Cấu tạo sàn vệ sinh luôn là chủ để quan tâm đối với nhiều kiến trúc sư, kỹ sư, thợ lành nghề và cả những nhà thầu xây dựng. Sàn vệ sinh được xây dựng đúng chuẩn sẽ mang lại thẩm mỹ . Cũng như có độ bền cao theo thời gian cũng như giảm các sự cố trong quá trình sử dụng.
Bài viết sau sẽ mang đến cho bạn những thông tin về cấu tạo sàn nhà vệ sinh. Cách thi công sàn nhà vệ sinh hợp phong thủy. Và các biện pháp hóa giải khi đã làm sàn nhà vệ sinh sai phong thủy?. Thi công chống thấm nhà vệ sinh như thế nào?.. Các bạn hãy theo dõi để có nhiều thông tin bổ ích mà mình đang cần nhé.
Cấu tạo sàn nhà vệ sinh
Trong thực tế xây dựng thì sàn nhà vệ sinh được chia ra 2 loại đó là:
Sàn nhà vệ sinh toàn khối:
Sàn nhà vệ sinh được thi công khi tiến hành đổ bê tông sàn. Ưu điểm của sàn nhà vệ sinh toàn khối là có khả năng chống thấm cao. Đảm bảo tính thấm mỹ nên được ứng dụng nhiều hơn trong thực tế.
Sàn nhà vệ sinh lắp ghép:
Được thi công sau khi đổ bê tông sàn bằng cách lắp ghép các tấm bê tông với nhau. Mặc dù chi phí thi công thấp hơn nhưng khả năng chịu lực và chống thấm cũng kém hơn nên ít được ứng dụng.
Sàn nhà vệ sinh toàn khối
Sàn nhà vệ sinh toàn khối được cấu tạo 4 lớp chính đó là:
Lớp áo sàn
- Là lớp có vai trò quan trọng nên được chú trọng, tính toán rất cẩn thận;
- Yêu cấu hàng đầu của lớp áo sàn chính là khả năng chống thấm phải tốt. Nên lớp vật liệu làm áo sàn phải đảm bảo chống nước tốt.
- Nếu lớp áo sàn bằng xi măng thì nên sẽ được thi công thành 2 lớp nhằm tăng cường khả năng chống thấm.
- Lớp áo sàn được sử dụng nhiều nhất chính là lớp gạch men để tạo thẩm mỹ, độ nhám cho toàn bộ sàn nhà vệ sinh.
- Nhằm chống thấm cho toàn bộ sàn nhà vệ sinh thì người ta còn sử dụng lớp chống thấm bằng cách pha trộn dung dịch xi măng. Với các loại phụ gia chống thấm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nước xâm nhập vào trong cấu kiện.
- Sàn nhà vệ sinh được thi công thấp hơn mặt sàn nhà từ 5 – 10 cm. Nhằm đảm bảo nước trong nhà vệ sinh không tràn sang nơi khác trong nhà.
Lớp tạo độ dốc
- Lớp tạo độ dốc sàn nhà vệ sinh nhằm đảm bảo sàn nhà luôn khô ráo. Cũng như đảm bảo nước trong nhà vệ sinh thoát nhanh nhất giảm tình trạng ứ đọng gây nên thấm sàn nhà vệ sinh.
- Lớp tạo độ dốc thường được thi công bằng bê tông hay xi măng – cát và được tạo độ dốc từ 1 – 1,5% hướng về phía miệng thu nước.
Lớp chịu tác động lực
- Là lớp bê tông cốt thép có độ dày từ 80 – 100mm. Thi công bằng bê tông mác tối thiểu 20 Mpa, thép được đan 2 lớp.
- Độ dốc sàn nhà vệ sinh không thể thiếu vì nó giữ cho môi trường nhà vệ sinh luôn khô ráo tránh ẩm mốc
- Lớp tạo dốc không thể thiếu vì nó có tác dụng giúp cho mặt sàn không bị đọng nước,luôn khô ráo. Lớp tạo dốc thường được làm bằng bê tông than xỉ, bê tông gạch vỡ hay cát, đánh độ dốc từ 1 – 1,5% hướng về miệng thu nước.
Lớp kết cấu chịu lực
- Được làm bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ mác 200, dầy 80 – 100mm.
- Tại vị trí tiếp giáp sàn nhà vệ sinh với hộp kỹ thuật và tường nên be cao 20cm nhằm chống thấm cho hộp kỹ thuật cũng như tạo không gian đi ống trong hộp kỹ thuật.
- Lớp kết cấu chịu lực sàn nhà vệ sinh cũng cần phải chống thấm tốt, thông thường chống thấm cho lớp nầy sẽ dùng 5kg cho 1 m2, và quét 3 lần/ ngày, đảm bảo chiều cao tối thiểu phải từ 80 – 100mm.
- Trong nhà vệ sinh cũng cần phải lát gạch chân tường. Đối với nhiều nhà có điều kiện hiện nay thì nhằm đảm bảo vệ sinh cũng như thẩm mỹ thì chiều cao lớp gạch men được lát sẽ từ 2,7m đến 3m. Còn đối với nhà ít có điều kiện thì thông thường sẽ thường lát gạch cao từ 1,2 đến 1,6m.
Lớp trần sàn vệ sinh
- Có tác dụng về mặt thẩm mỹ đối với sàn vệ sinh tầng dưới và kết cấu chịu lực cho sàn vệ sinh tầng trên.
- Thi công bằng đổ bê tông cốt thép với độ dày sàn từ 80 – 100mm và kết cấu dầm chịu lực xung quanh.
- Thường được trát bằng vữa mác 75 trát trần sàn từ 1 – 2 cm. Đối với đường ống kỹ thuật đi trên trần thì thông thường sau khi đổ kết cấu chịu lực sẽ thi công lớp thạch cao hoặc trần nhựa dày với khoảng cách từ 20 – 30cm so với mặt sàn dưới.
Cấu tạo nhà vệ sinh lắp ghép
- Sàn nhà vệ sinh lắp ghép có cấu tạo tương đối giống so với sàn nhà vệ sinh toàn khối. Nhưng thay vì lớp bê tông toàn khối thì sàn nhà vệ sinh lắp ghép được ghép từ nhiều tấm đan bê tông hoặc panel chữ U và được gia cố, chống thấm bằng lớp bên tông dày 40mm, Mác 20 Mpa.
- Thông thường sử dụng Panel chứ U chứ không dùng panel hộp. Vì kỹ thuật thi công phức tạp cũng như không đạt được hiệu quả kinh tế cao.
- Cần phải gia cố lưới thép và chống thấm vùng tiếp giáp giữa sàn và tường. Đặc biệt chý ý đến đoạn giao tiếp giữa lớp chống thấm nằm ngang và thẳng đứng . Bằng cách thi công cho lớp vữa, xi măng, lưới thép ăn sâu vào tường và vượt lên cao tối thiểu 15 cm.
Thi công sàn vệ sinh âm hay sàn vệ sinh dương, có khác gì nhau hay không?
Để tìm hiểu vấn đề nầy thì chúng ta nên tìm hiểu kỹ những ưu điểm, nhược điểm của hai loại sàn vệ sinh thường được sử dụng trong xây dựng hiện nay.
Sàn vệ sinh dương:
Là loại sàn vệ sinh thấp hơn sàn nhà khoảng 5 – 10 cm, với độ cao nầy thì sàn dương thường sử dụng đi ống phía dưới sàn.
Ưu điểm:
- Dễ dàng sửa chữa, bảo trì trong quá trình sử dụng;
- Tiết kiệm được vật tư nhất là xi măng, cát, sạn. Do thi công sàn nổi, có cốt gần bằng so với mặt sàn hoàn thiện;
- Giảm tải trọng sàn vệ sinh, giảm tải trọng sàn, tăng khả năng chịu lực của móng.
- Sử dụng nhiều trong thi công nhà cao tầng, nhà chung cư, có yêu cầu kỹ thuật thi công cao.
Nhược điểm:
- Sàn vệ sinh dương có khả năng cách âm kém;
- Trình độ thi công phải chính xác, tạo độ dốc hoàn thiện tương đối khó, nhất là khu vực phễu thu;
Sàn vệ sinh âm
Là loại sàn vệ sinh có độ cao mặt sàn thấp hơn >200mm so với sàn nhà phía ngoài;
- Ưu điểm:
- Kỹ thuật thi công đơn giản nên được ứng dụng rộng rãi cho nhà phố.
- Có khả năng cách âm tốt;
- Sử dụng đáy sàn làm trần nên tiết kiệm chi phí đầu tư;
- Quá trình tạo độ dốc dễ dàng nhất là các khu vực khó tạo độ dốc như phễu thu, vòi tắm sen..
Nhược điểm:
- Quá trình bảo trì, bảo dưỡng khó khăn. Do đó, quá trình thi công phải yêu cầu thật kỹ càng nếu không chi phí sửa chữa sẽ cực kỳ lớn.
- Tăng chi phí đầu tư do phải thêm phần vật liệu nâng nền;
- Quá trình chống thấm sàn vệ sinh âm tương đối phức tạp hơn sàn vệ sinh dương.
Những yêu cầu khi thiết kế, thi công sàn nhà vệ sinh
Do là nơi luôn trong tình trạng ẩm ướt, khả năng trơn trượt rất cao. Do đó, khi thiết kế và thi công phải lựa chọn nguyên liệu có khả năng chống thấm, chống trơn trượt. Cũng như phải đảm bảo khả năng thẩm mỹ cao cho quá trình sử dụng.
Quá trình thi công, thiết kế phải đảm bảo những vấn đề như sau:
- Chọn gạch có khả năng chống trơn trượt: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạch men chuyên dùng dành cho nhà vệ sinh. Do đó, cần phải lựa chọn gạch có độ nhám tốt, khi dính nước không trơn trượt. Đặc biệt là tính thẩm mỹ tương đối cao.
- Thực hiện thi công đúng yêu cầu kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh, mua các loại vật liệu đạt tiêu chuẩn cao.
- Thi công chống thấm theo phương pháp đã định sẵn, thi công từng bước, từng lớp, không nóng vội, tránh thi công khi lớp chống thấm trước chưa khô;
- Thi công sàn vệ sinh đảm bảo không thấm trên tường đặc biệt là chân tường, xuống dưới sàn và qua phòng bên cạnh;
- Đảm bảo trít các khe hở ở mức độ tốt nhất, hạn chế tình trạng thấm của các khe hở nầy;
- Sàn nhà vệ sinh phải thi công đạt độ dốc theo yêu cầu, tránh tình trạng nước đọng gây nên tình trạng trơn trượt cũng như sàn nhà vệ sinh dễ dàng bị thấm.
Đó chính là những chia sẻ của chúng tôi khi khi thi công sàn vệ sinh. Cũng như thi công chống thấm sàn vệ sinh. Chúng tôi tin chắc những thông tin trên sẽ giúp ích rất nhiều cho khách hàng. Khi thực hiện thi công chống thấm cũng như xây dựng ngôi nhà như mong muốn.
Nguồn https://huthamcauthongcongnghet.net/