Ống thoát bồn cầu là một đoạn ống nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng trong nhà vệ sinh.
Ống thoát bồn cầu có nhiệm vụ đưa chất thải thoát từ bồn cầu đến ngăn chứa nhanh chóng nhất. Do đó, nó đóng vai trò như một chiếc quạt thông gió, đẩy toàn bộ chất thải đi nhanh chóng nhất.
- Bên cạnh đó, ống thoát bồn vệ sinh còn có tác dụng phân tán luồng khí đều bên trong hầm cầu, ngăn mùi hôi bốc trở lại.
- Ngăn chặn sự cố nổ hầm cầu khi lượng khí metan tích tụ ở áp suất lớn.
Do đó, lắp đặt ống thoát bồn vệ sinh giúp cho hầm vệ sinh hoạt động như mong muốn, hạn chế các tắc nghẽn, sự cố xảy ra cũng như kéo dài thời gian hoạt động của hầm cầu. Mặc dù đây không phải là kỹ thuật phức tạp nhưng cần phải thực hiện chính xác, đúng kỹ thuật.
Trong bài viết nầy, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin cơ bản về lắp đặt ống thoát bồn vệ sinh đúng kỹ thuật cũng như đường kính ống thoát bồn cầu để những kiến trúc sư, kỹ sư, thợ lắp đường ống có thể tham khảo và thi công đúng theo yêu cầu.
Cách lắp đặt ống thoát bồn cầu
Cần phải nắm rõ các thông số yêu cầu của ống thoát bồn vệ sinh như: kích thước ống, vị trí, độ dốc của ống. Quá trình khảo sát, tính toán đó cụ thể như sau:
Kích thước hay đường kính ống thoát bồn cầu là bao nhiêu?
- Ống thoát bồn vệ sinh là bao nhiêu có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống hầm cầu, bể phốt, bồn cầu của nhà bạn. Đầu tiên nó sẽ ảnh hưởng đến sự thoát nhanh hay chậm khi xả nước đi vệ sinh. Sau đó là có dễ dàng gây nên hiện tượng tắc nghẽn, sự cố nếu kích thước không hợp lý.
- Ống thoát bồn vệ sinh tiêu chuẩn thông thường có kích thước từ 60 đến 140mm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì thông thường lắp đặt ống thoát bổn cầu có kích thước đường kính 90mm.
- Đối với ống thoát khí bồn vệ sinh thì tùy vào kích thước hầm cầu mà lắp đặt kích thước khác nhau, dao động từ 34mm đến 140mm. Đối với nhà ở thông thường lắp ống thoát bồn vệ sinh có kích thước 34mm đến 49mm. Đối với các hầm kích thước lớn như chung cư, nhà hàng, khách sạn thì kích thước ống là 60mm – 140mm.
Chú ý trong quá trình lắp đặt ống thoát bồn cầu.
- Trước tiên cần phải xác định chính xác vị trí đặt bồn cầu. Nhằm đặt bồn cầu đúng vị trí yêu cầu, két nước phải chậm vào tường.
- Thông thường ống thoát bồn vệ sinh thường được cách tường 30cm. Đó là kích thước chuẩn từ tâm của ống thoát bồn cầu với tường.
- Lựa chọn khoảng cách từ tâm thoát sàn đến tường là 30 – 35cm. Nếu <30cm thì không thể lắp đặt bồn cầu, nếu >35cm thì lắp bồn vệ sinh có độ thẩm mỹ không cao.
- Hạn chế gấp khúc đường ống thoát bồn vệ sinh
- Khi xây dựng hầm cầu và nhà vệ sinh cần phải đặt gần nhau, càng gần thì càng tốt.
- Khi thiết kế cũng như thi công đường ống nên hạn chế các đoạn co, cút, chuyển hướng. Điều nầy sẽ càng làm tăng trở lực của hệ thống thoát. Khi đó các chất thải sẽ thoát chậm và dễ dàng bám dính ên thành ống. Dễ dàng gây nên tình trạng tắc nghẽn cục bộ.
- Nếu lắp quá nhiều co, cút, đoạn chuyển hướng thì chi phí lắp đặt cũng tăng lên. Giảm yếu tố kinh tế
Đường ống thoát nước đi kèm với ống khí.
- Ống thoát nước bồn vệ sinh cần phải kết hợp làm với ống thoát khí. Nếu không có ống thoát khí thì áp lực khí trong ống không được thoát ra dễ gây nên vỡ đường ống khi sử dụng.
Đường ống thoát bồn vệ sinh không được ngập trong nước.
- Khoảng cách tối ưu lắp đặt ống thoát bồn cầu cách mặt nước là 200mm. Nếu ống thoát bồn cầu ngập sâu trong nước nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống xả thải.
Không sử dụng quá nhiều xi măng khi lắp đặt ống thoát bồn cầu
- Khi tiến hành trát xi măng cho ống thoát bồn vệ sinh. Chú ý không để xi măng lọt hay rơi vào ống thoát. Nếu rơi vào thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, tắc nghẽn sẽ rất khó giải quyết .
Ngoài ra, một điều cuối cùng nữa. Hãy dùng xi măng trắng để tăng thẩm mĩ.
- Vì chiếc bồn vệ sinh nhà bạn màu trắng, mà lại sử dụng xi măng đen. Thì trông có vẻ không hợp lý lắm nhỉ? Vì thế, hãy sử dụng xi măng trắng, khi lắp bồn cầu của gia đình bạn nha.
Các bước trong quá trình lắp đặt ống thoát bồn cầu
Việc lắp đặt ống thoát bồn vệ sinh cần phải thỏa mãn điều kiện kỹ thuật là phải thoát toàn bộ chất thải. Bên cạnh đó, cần đảm bảo phải mang tính thẫm mỹ cao. Vì vậy, cần phải thi công đúng theo thiết kế, tính toán sẵn. Lắp đặt bồn ống thoát cần thực hiện theo các bước như sau:
Giai đoạn 1: Dọn dẹp toàn bộ mặt bằng để thuận tiện cho quá trình lắp ống thoát.
Tùy vào tình hình thực tế cũng như diện tích mặt bằng thi công mà dọn dẹp toàn bộ những chướng ngại vật để đảm bảo cho quá trình thi công được thuận lợi nhất.
Giai đoạn 2: Lắp ống chờ bồn cầu
Tùy vào mỗi loại bồn vệ sinh mà người thợ đặt ống phù hợp với tâm thoát nước bồn vệ sinh đó. . Cố định đường ống đúng theo thiết kế.
Giai đoạn 3: Làm nền và lắp đặt bồn cầu
Sau khi lắp toàn bộ ống trong nhà vệ sinh thì thợ xây sẽ tiến hành lát nền. Sau đó, thợ điện nước sẽ lắp cẩn thận bồn cầu vào vị trí đã chờ trước. Cân chỉnh toàn bộ rồi thả bồn cầu vào đúng vị trí đã đặt ống.
Giai đoạn 4: Trát vữa hoặc keo xung quanh bồn cầu
Sau khi đã lắp đặt vào vị trí yêu cầu, Tiến hành trát vữa, xi măng trắng hay keo dán roan vào xung quanh bồn cầu.
Giai đoạn 5: Vệ sinh xung quanh bồn cầu, lắp các phụ kiện kèm theo.
Hy vọng với bài viết này, ngoài việc trả lời được cho câu hỏi: Đường kính ống thoát bồn vệ sinh đạt chuẩn là bao nhiêu. Và sẽ có thêm một số lưu ý cho việc lắp đặt nhé. Chúc các bạn thành công, và cùng chờ đón những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.