Ô nhiễm không khí hiện vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của con người trên toàn cầu. Mức độ ô nhiễm không khí thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp. Kéo theo đó con người phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh do ô nhiễm không khí gây ra. Vậy ta đã hiểu rõ gì về vấn đề ô nhiễm không khí không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là sự biến đổi thành phần có trong bầu khí quyển. Đặc biệt có sự có mặt của hỗn hợp khói, bụi, hơi lạ trong không khí. Chúng đã xâm nhập vào bầu khí quyển và làm cho không khí có mùi, các loại bụi, hơi . Tích tụ lại tạo như sương mù làm giảm tầm nhìn. Lâu dài hơn gây nên sự biến đổi khí hậu. Đặc biệt, các loại hỗn hợp lạ này đều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, sinh vật, hệ sinh thái.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới WHO. Ô nhiễm không khí gây ra cái chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế giới vào năm 2016. Và có 3 triệu người chết do ô nhiễm không khí. Vì vậy bạn đã hiểu sự kinh khủng mà ô nhiễm không khí gây ra.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Nguyên nhân gây ô nhiễm được chia thành 2 loại: do tự nhiên và do con người.
Do yếu tố tự nhiên
- Gió bụi: Là nguyên nhân chủ yếu vì chúng có khả năng lan truyền theo diện rộng. Sự ô nhiễm càng nặng nề khi những bụi bẩn, khí thải được gió đẩy xa hơn.
- Bão, lốc xoáy: Bão và lốc xoáy có khả năng sinh ra khí NOx bên cạnh đó còn kèm theo bụi mịn (PM10, 5) khi xảy ra các trận bão cát.
- Trận cháy rừng: Khi xảy ra cháy rừng sẽ làm tăng hàm lượng Nito Oxit trong không khí mỗi năm. Vì phạm vi của những đám cháy lớn và thời gian để giải quyết đám chảy thường lâu.
- Sự phun trào của núi lửa: Những trận núi lửa xảy ra sẽ kéo theo sự có mặt các thành phần sulphur dioxide. Gây khả năng xuất hiện mưa axit.
- Các hiện tượng nghịch nhiệt: Hiện tượng này xuất hiện khoảng thời gian giao mùa. Chúng sẽ tạo ra lớp sương mù ở tầng thấp. Do đó các chất độc hại, ô nhiễm ấy sẽ bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất. Gây ô nhiễm bầu không khí, tổn hại đến sức khỏe con người.
Còn có các yếu tố phụ không kém phần quan trọng như là chất phóng xạ, sóng biển, các quá trình phân hủy xác động – thực vật,… cũng có khả năng gây ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, các yếu tố trên toàn do tự nhiên, tỉ lệ mà nó gây ô nhiễm KK rất thấp, không đáng kể. Vì tự nhiên gây ra nhưng cũng có thể điều hòa được sự biến đổi này.
Do con người gây nên ô nhiễm không khí
Nguyên nhân gây ô nhiễm chính và chiếm đa số chính là do các hoạt động sống của con người. Con người là một trong những lí do chính tạo nên bầu không khí ngày càng ô nhiễm, và cũng chính là nạn nhân do hậu quả của ô nhiễm không khí gây nên. Dưới đây là một số vấn đề gây nên tình trạng này:
Hoạt động sản xuất của con người
- Các loại khí thải độc như CO2, CO, SO2, NOx,… hay khói, bụi là sản phẩm khí thoát ra từ các nhà máy làm cho không khí bị ô nhiễm nặng nề ở phạm vi rộng rãi. Ngoài ra, phân bón có thành phần Nitơ ở các trang trại là cũng là nguồn xuất phát của amoniac.
- Đốt cháy chất thải, rác thải cũng hình thành Sol khí*. Nguy hiểm hơn, những hành động như vậy còn kéo theo những chất hữu cơ khó cháy hoặc chưa cháy hết (muội than, bụi…) lơ lửng trong bầu khí quyển cũng tổn hại đến sức khỏe của mọi sinh vật trên Trái Đất.
- Khả năng xuất hiện mưa axit cao. Hiện tượng mưa axit cũng là sản phẩm của các hóa chất được con người thải ra trong quá trình sản xuất phản ứng với nhau. Gây ảnh hưởng không chỉ sức khỏe con người mà còn tổn hại vấn đề kinh tế.
*Sol khí: chất lơ lửng trong không khí với kích thước vô cùng nhỏ, dạng keo, tương đối bền và khó lắng
Phương tiện giao thông
Phương tiện đi lại, vận chuyển là nguồn phát ra các khí nhà kính vì chúng thường sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động như CO2, CO, SO2, NO,… Ngoài ra còn có bụi, khói,…
Ở một số nước đã phát triển như Mỹ, Nhật,… đã nâng cấp các hệ thống, cơ sở hạ tầng của phương tiện giao thông để tránh gây ô nhiễm không khí tối đa như là tàu đệm từ hay xe điện đồng cực từ tính,… Song điều này vẫn chưa thực sự thực hiện ở các nước chưa phát triển hay đang phát triển vì nhiều vấn đề như kinh tế, khoa học, công nghệ chưa cải tiến, còn lạc hậu, lỗi thời.
Quốc phòng
Trong các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm vũ khí, chất phóng xạ, hạt nhân,… đã tạo ra nhiều chất thải. Bên cạnh đó ở một số nước còn chế tạo các công cụ liên quan đến các khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm.
Hoạt động xây dựng
- Ở các thành phố, trung tâm lớn đã có nhiều dự án xây dựng hoặc phá dỡ các công trình. Điều này cũng đóng góp vào việc ô nhiễm môi trường không khí nặng nề kể cả vì mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến.
- Ngoài ra, nhiều hoạt động sản xuất như lò rèn, lò đốt rác,… cũng tác động tiêu cực đến môi trường.
Hoạt động sinh hoạt
- Ở những khu vực chưa phát triển, kinh tế thấp kém vẫn còn tiếp diễn các hoạt động nấu nướng được sử dụng các nguyên liệu đốt cháy như củi, than,… làm tăng khói bụi và các chất khí độc ra môi trường.
Các việc thu gom, xử lý rác thải
- Để giải quyết các chất thải, rác thải thì họ thường xuyên dùng phương pháp đốt cháy để dọn các bãi rác nơi này. Việc này đã làm thải ra hàng loạt khí gây ô nhiễm..
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí
Tác động đến sinh vật trên Trái Đất
- Các hợp chất nguy hiểm trong không khí bị ô nhiễm như SO2, NO2,… có khả năng làm tắc nghẽn khí quản của sinh vật. Ngoài ra còn có thể làm hư hại, suy giảm hệ thống miễn dịch, các quá trình sống hoạt động trong cơ thể của chúng
- Ô nhiễm không khí đồng nghĩa với sự xuất hiện các khí nhà kính. Có nguy cơ gây biến đổi khí hậu, tạo ra hiện tượng mưa axit làm giảm sự hấp thu thức ăn và nước của chúng, ăn mòn lớp phủ bảo vệ lá cây. Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên thực vật .
- Tăng tỉ lệ ion nhôm giải phóng vào nước làm hại đến rễ cây. Làm thực vật sẽ dần kém phát triển rồi chết dần.
- Nguy hiểm hơn hết nếu trong không khí có sự xuất hiện của khí Flo. Các động vật, đặc biệt thú nuôi sẽ bị nhiễm độc do hít trực tiếp hoặc gián tiếp loại khí này
- Theo nghiên cứu, các chất gây ô nhiễm KK đều có tính acid. Nếu trong không khí xảy ra sự kết hợp của nó với các giọt nước làm nước có tính axit. Và lúc giọt nước mưa ấy rơi xuống sẽ gây hại cho môi trường, giết chết nhiều sinh vật. Ngoài ra chúng còn làm biến đổi tính chất của nước ở các sông, hồ,…làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật và con người khi sử dụng nguồn nước ấy.
Tác động đến con người
Ở Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết: cơ thể con người có cơ chế tự bảo vệ với các loại bụi có kích cỡ từ 10 µm trở nên.
Nhưng ngày nay, do không khí bị ô nhiễm kéo theo đó có sự xuất hiện các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 µm. Những loại bụi như này có khả năng xâm nhập sâu vào cơ thể con người, nhất là phổi một cách dễ dàng. Gây ảnh hưởng nặng nề cho hệ hô hấp và hệ thống mạch máu.
Những hạt bụi mịn này đã được WHO xếp vào chất nhóm gây ung thư.
Khi tình trạng không khí bị ô nhiễm nặng nề, điều đó cũng sẽ được hiểu lượng nạn nhân bị mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm KK cũng tăng lên.
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiêm không khí
- Trồng thêm cây xanh. Phát động phong trào trồng cây gây rừng
- Đi xe đạp thay cho các phương tiện sử dụng nhiên liệu
- Đóng kín cửa, mang khẩu trang
- Sử dụng các thiết bị lọc không khí, thông gió,…
- Lên án các hành vi, xử lí nghiêm những hành động gây ô nhiêm kk (Các trường hợp phát hiện công ty xả chất thải độc không qua xử lí)
Hi vọng qua bài này, sẽ giúp độc giả có thể hiểu sâu về sự nguy hiểm mà ô nhiễm kk gây nên. Đồng thời cũng hãy bảo vệ sức khỏe của chúng ta trước ô nhiễm trên.
Nguồn https://huthamcauthongcongnghet.net/