Vị trí đặt bể phốt trong nhà ống thườngít người quan tâm mà thi công một cách tùy tiện. Tuy nhiên, về mặt phong thủy nếu không tìm hiểu kỹ, chính xác vị trì đặt bể phốt thì rất có thể sau nầy ảnh hưởng đến tài, vận của chính những người sống trong ngôi nhà đó, đặc biệt là gia chủ.

Trong bài viết nầy, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ vị trí đặt bể phốt trong nhà đặc biệt là vị trí đặt bể phốt trong nhà ống hợp phong thủy nhất và tránh những vấn đề cấm kỵ:

Đặt bể phốt hợp phong thủy
Đặt bể phốt như thế nào cho hợp phong thủy

Tránh đặt bể phốt trong nhà ống ở một số vị trí và cách hóa giải

Không nên đặt bể phốt dưới bếp:

Nhà bếp là nơi sạch sẽ, nấu nướng cho cả gia đình, theo quan niệm phong thủy thì bếp thuộc hành Hỏa mà bể phốt thuộc hành Thủy. Theo quy luật tương sinh – tương khắc thì thủy khắc hỏa nên sẽ mang lại nhiều điều xui xẻo cho gia chủ.

Do đó, nếu đặt bể phốt dưới bếp thì đây là điều hoàn toàn không tốt.

Vậy làm sao để hóa giải vấn đề trên nếu đã bố trí bể phốt dưới bếp?

Bể phốt luôn được gọi với cái tên là công trình phụ. Nếu như trước kia người ta luôn đặt bể phốt xa nhà nhằm giảm mùi hôi, xú uế. Tuy nhiên, do sự phát triển của đô thi hóa làm cho diện tích xây dựng ngày càng thu hẹp cũng như trình độ xây dựng ngày càng tiên tiến hơn nên bể phốt được đặt trong nhà . Mà vẫn đảm bảo vệ sinh, sạch đẹp. Đôi lúc, bể phốt, nhà vệ sinh luôn được gia chủ đầu tư mạnh trở thành nơi đắt giá cũng như tốn kém nhất trong nhà.

Tuy nhiên ở khía cạnh phong thủy thì bể phốt là nơi chứa tào bộ chất thải của toàn bộ các thành viên trong gia đình. Do đó, nơi đây được xe là nơi tăm tối và là nơi phát sinh ra khí không tốt, tà khí. Do đó, việc đặt ngay bếp trên bể phốt là việc rõ ràng là không tốt.

Nhằm giải quyết triệt để vấn đề trên cũng như hóa giải thì có những cách như sau:

+ Di chuyển toàn bộ bể phốt ra khỏi không gian bếp

Đây là biện pháp tối ưu nhằm loại bỏ nguy cơ gây ảnh hưởng đến phong thủy của nhà bếp nói riêng và căn nhà nói chung. Khi du chuyển bể phốt ra khỏi nền bếp nhằm tránh sự tác động không mong muốn của luồng khí xú uế cũng như những luồng khí âm gây nên sự áp chế đối với luồng khí dương trong nhà.

+ Nới rộng không gian bếp để tim phòng bếp tránh tim của bể phốt.

Nhiều lời khuyên của các chuyên gia phong thủy thì vị trí trung tâm bếp trùng với vị trí bể phốt là điều cấm kỵ nhất. Do dó, cần phải xác định chính xác vị trí bể phốt và vị trí xây bếp xem có trùng nhau không. Nếu phạm phải thì cần phải nới rộng không gian bếp để cho bể phốt không nằm trung tâm của bếp. Sở dĩ nới rộng không gian bếp tối ưu hơn việc di chuyển bể phốt là vì bể phốt được xây cố định dưới lòng đất, chi phí nới rộng hay thay đổi là điều rất tốn kém và mất thời gian.

Bên cạnh đó, nhằm giảm lượng khí xú uế phát sinh thì bạn nên tiến hành hút hầm cầu định kỳ để tránh lượng khí tích tụ ngày nhiều hơn cũng như tránh xảy ra hiện tượng rắc nghẽn, trào phân gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt và cả ảnh hưởng đến phong thủy của căn nhà.

Có nên đặt bể phốt dưới phòng ngủ hay không?
Có nên đặt bể phốt dưới phòng ngủ hay không?

Tránh đặt bể phốt dưới phòng ngủ

  • Theo các nhà phong thủy thì phòng ngủ của bạn mang tính âm, mà bể phốt lại mang tính âm. Khi đặt bể phốt dưới phòng ngủ thì làm cho khí âm tích tụ sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống, sức khỏe, công việc của gia chủ.
  • Khi khí âm tích tụ khiến cho người ngủ trong phòng dễ mắc những bệnh như: thấp khớp, suy thận, rối loạn tiêu hóa..

Cách hóa giải khi đặt bể phốt dưới phòng ngủ:

  • Có rất nhiều cách hóa giải tình trạng nầy tiêu biểu là chuyển gường của gia chủ tránh vị trí đặt bể phốt, mở thêm cửa sổ để tăng cường khí dương.
  • Thường xuyên mở cửa ra vào nhằm tránh gặp hiện tượng tích tụ khí âm trong phòng.

Tránh đặt bể phốt giữa phòng khách

  • Giữa phòng khách tức là trung cung của căn nhà, theo quan niệm phong thủy thì trung cung của nhà thuộc hành Thổ là điểm quy tụ của 8 phương cần phải có khí dương mạnh. Khi đặt bể phốt vào chính giữa nhà sẽ gây áp chế, khí sung sát, nhiều loạn.
  • Bên cạnh đó, thì nơi đặt bể phốt luôn luôn tiềm ẩn các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh  nên tuyệt đối không bố trí bể phốt ở giữa nhà.

Cách hóa giải nếu bố trí bể phốt giữa phòng khách

Có thể giải quyết vấn đề trên bằng cách thu nhỏ hoặc nới rộng phòng khách để đảm bảo trung tâm của phòng khách không trùng với bể phốt.

Tránh đặt bể phốt ở hướng hung

  • Tùy thuộc vào tuổi của gia chủ mà có hướng hung khác nhau. Bể phốt là nơi chứa nhiều khí âm, không may mắn nên khi đặt trúng hướng hung sẽ kết hợp với hướng khắc của gia chủ. Do đó, càng tăng thêm tính xung khắc với gia chủ.
  • Để xác định hướng bể phốt cũng như hướng hung cần tuân thủ đúng luật phong thủy cũng như cần phải có la bàn để có thể tiến hành chính xác.

Đặt bể phốt trong nhà ống hợp theo phong thủy nhất – Chuẩn nhất

  • Theo các chuyên gia về phong thủy thì mọi dòng nước di chuyển trong nhà đều đi theo thiên can. Do đó nên đặt bể phốt trên các thiên can như Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm và Quý. Còn đối với 2 thiên can là Mậu, Kỷ thì không nên đặt vì thuộc vào hành Hỏa sẽ tương khắc với Thủy. Nếu vi phạm sẽ mang lại nhiều điều không may mắn đối với gia đình.
  • Chú ý: Khi tiến hành xây dựng bể phốt . Cần phải tránh xây dựng diện tích quá lớn sẽ gây nên tính trạng lãng phí, không sử dụng hết công năng. Nhưng theo phong thủy thì diện tích bể phốt quá lớn sẽ gây nên đứt trạch của ngôi nhà. Gây nên ảnh hưởng không mong muốn đối với gia chủ.

Không được đặt bể phốt tại các vị trí cấm kỵ như sau:

  • Do bể phốt là nơi chứa toàn bộ chất thải, bẩn, độc, chứa nhiều vi sinh vật gây hại. Nên tránh đạt bể phốt ở một số vị trí như sau:

Tránh đặt bể phốt phía sau nhà

  • Ngôi nhà có phong thủy tốt là ở thế “ỷ sơn, hướng hải”. Do đó, sau lưng của ngôi nhà được gọi là núi là tốt và phía trước ngôi nhà là sông hoặc hồ là tốt. Khi đó, đặt bể phốt phía sau nhà thì sẽ ảnh hưởng đến nền móng ngôi nhà, sẽ mang lại nhiều điều xui xẻo đến với gia chủ.

Tránh đặt bể phốt ở cung đào hoa

  • Cung đào hoa ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của các thành viên trong gia đình. Tức là vận mệnh đào hoa của các thành viên trong gia đình. Cung nầy tốt sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình hòa thuận, gắn bó tình cảm. Nhưng nếu đặt bể phốt trúng vào cung đào hoa sẽ gây nên sự chia rẻ, xui xẻo, sứt mẻ tình cảm. Do đó, khi đặt bể phốt, hầm cầu cần chú ý đến cung đào hoa của ngôi nhà và của cả gia chủ.
  • Cung Đào Hoa là một cung quan trọng có thể ảnh hưởng tới vận đào hoa của người trong ngôi nhà. Cung này có thể giúp cho gia đình sống hòa thuận. Sống gắn bó tình cảm, nhưng cũng có thể phá hủy gây ra sự chia rẽ. Khi đặt bể phốt, bạn nên chú ý vị trí Đào Hoa của ngôi nhà và của bản thân:

Cung đào hoa của ngôi nhà.

 

Hướng nhà Vị trí đào hoa
Nam – Hành Hoả Hướng Tây (Hướng Dậu)
Tây Hoặc Tây Bắc – Hành Kim Hướng Bắc (Hướng Tý)
Bắc – Hành Thuỷ Hướng Đông (Hướng Mão)
Đông; Đông Nam- Hành Mộc Hướng Nam (Hướng Ngọ)
Tây Nam; Đông Bắc – Hành Thổ Hướng Tây (Hướng Dậu)

Vị trí Đào Hoa của bản thân

Người tuổi Hướng Đào Hoa
Tuổi Thân – Tý – Thìn Hướng Tây  (Hướng Dậu)
Tuổi Tỵ – Dậu – Sửu Hướng Nam (Hướng Ngọ)
Tuổi Dần – Ngọ – Tuất Hướng Đông (Hướng Mão)
Tuổi Hợi – Mão – Mùi Hướng Bắc (Hướng Tý)
  • Lưu ý 4 vị trí đào hoa của ngôi nhà trước sau đó mới tới hướng cá nhân
  • Xác định năm sinh âm lịch để tính hướng đào hoa

Yêu cầu tốt nhất là đặt bể phốt, hầm cầu tránh những cung Đào hoa của gia chủ và của ngôi nhà. Nhằm tránh nguy cơ lục đục, tan vỡ. Cũng giống như bể phốt, hầm cầu thì bạn tránh đặt những đồ vật hướng nầy như các vật rỗng như bể không có cá hoặc bình rỗng không hoa.

Tránh đặt bể phốt ở cung Đoài, Cung Ngọ, Cung Cấn, Cung Khôn

  • Việc đặt bể phốt ở các cung Đoài, Ngọ, Cấn, Khôn như trên. Sẽ mang lại nhiều điều không như mong muốn đối với gia chủ cũng như các thành viên liên quan sinh sống trong gia đình.
  • Tránh đặt bể phốt ở Hướng chính Tây tức là cung Đoài. Khi đó gia chủ sẽ gặp phải vận đen, nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc..
  • Tránh đặt bể phốt ở cung Ngọ, mang hành Hỏa. Mà bể phốt thuộc hành Thủy nên sẽ xung khắc và ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc cho gia đình.
  • Tránh đặt bể phốt ở cung Cấn (hướng Đông Bắc) và cung Khôn (hướng Tây Nam). Khi đặt bể phốt ở cung nầy dễ mắc những bệnh liên quan về đường tiêu hóa, hô hấp nhất là trẻ nhỏ và người già.

Đặt bể phốt dưới gầm cầu thang có tốt không

Một số nhược điểm khi đặt bể phốt dưới gầm cầu thang:

  • Dễ dàng gây nứt nền nhà: Bể phốt là một phần kết cấu rỗng, chứa nước và chất thải. Do đó, khi xây bể phốt không đạt độ dày cũng như không đảm bảo kỹ thuật . Sẽ gây nứt nền, sụt lún và nặng hơn nữa là gây nứt kết cấu.
  • Khó hút hầm cầu khi cần thiết: tất nhiên là sẽ hút được nhưng nếu bể phốt, hầm cầu đặt dưới cầu thang sẽ khó vệ sinh hay hút sạch sẽ.
  • Nhà vệ sinh không đẹp cho không gia không được như mong muốn.
Đặt bể phốt dưới gầm cầu thang có tốt không?
Cầu thang kết hợp nhà vệ sinh liệu có đúng phong thủy

Một số ưu điểm khi đặt bể phốt, hầm cầu tại chân cầu thang

  • Tiết kiệm được không gian cho ngôi nhà;
  • Phù hợp bố trí hộp kỹ thuật, hệ thống đường ống kèm theo

Khi đặt bể phốt dưới gầm cầu thang thì nên chú ý đến những vấn đề sau:

  • Nắp bể phốt:  Thiết kế dầy, có khả năng chịu lực tốt. Vì trong một số trường hợp thì chân trụ cầu thang sẽ liên kết với bể phốt;
  • Thiết kế bể phốt tránh trùng với chân cầu thang;
  • Nên đặt bể phốt sát tường theo không gian của cầu thang;
  • Đối với bể phốt 2 ngăn hoặc 3 ngăn thì tận dụng dầm giữa nhà để ngăn.

Lựa chọn vị trí đặt bể phốt không những là băn khoăn của gia chủ. Mà còn làm đau đầu của các nhà thiết kế. Hãy tham khảo thông tin bài viết trên để có được sự lựa chọn tốt nhất. Ngoài yếu tố mang đến sự an toàn, chắc chắn, tiện lợi, phù hợp với kết cấu, tiện lợi cho sinh hoạt gia đình.

Nguồn https://huthamcauthongcongnghet.net/

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *